NIỀNG RĂNG KHÔNG NHỔ RĂNG

< 148 Đề Thám, Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Tp.HCM >

Tìm hiểu – Niềng răng phải đeo hàm duy trì bao lâu?

Theo dõi tại:

Niềng răng phải đeo hàm duy trì bao lâu thưa bác sĩ? Tôi đang trong quá trình đeo mắc cài niềng răng để điều chinh răng mọc lệch lạc. Trong lần khám gần đây, bác sĩ có chỉ định tôi chuẩn bị đeo hàm duy trì để cố định răng tại vị trí mới. Tuy nhiên, vì còn khá xa lạ với loại hàm này nên tôi rất băn khoăn về thời gian cần đeo cũng như tác dụng cụ thể khi đeo hàm. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Cảm ơn bác sĩ. (Trần Trung, Tp HCM)

Chào bạn Trần Trung !

Đầu tiên, xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc về để bác sĩ nha khoa chúng tôi tư vấn, giải đáp. Đã có nhiều trường hợp người bệnh cũng thắc mắc tương tự như bạn, bởi hầu hết đều nghĩ rằng chỉ cần đeo mắc cài niềng răng trẻ em đúng thời gian đã dự đoán là đã có thể sở hữu hàm răng đều đặn mà không cần đeo thêm bất kỳ loại hàm nào nữa. Vì vậy, để bạn có thể hiểu hơn về vấn đề niềng răng phải đeo hàm duy trì bao lâu, bác sĩ xin được trả lời như sau:

Tìm hiểu - Niềng răng phải đeo hàm duy trì bao lâu?
Hàm duy trì giúp ổn định răng tại vị trí mới*

Hàm duy trì là gì? Tác dụng của hàm duy trì

Hàm duy trì hay còn gọi là dụng cụ có tác dụng hỗ trợ để răng của người bệnh được ổn định tại vị trí mới. Giúp quá trình niềng răng đạt được kết quả như mong muốn. Với nhiều loại hàm khác nhau, được làm từ vật liệu nhựa hoặc kim loại gắn lên răng sau khi đã tháo mắc cài niềng răng. Để biết niềng răng phải đeo hàm duy trì bao lâu cần phải hiểu rõ tác dụng khi đeo hàm duy trì là gì.

Trong suốt quá trình niềng răng, hàm răng của người bệnh phải chịu một lực xiết. Khi đó răng và xương hàm rất nhạy cảm, chưa được ổn định, yếu hơn bình thường nên vẫn chưa thể ổn định trong xương ổ răng. Để răng được bảo vệ, bảo vệ thành quả niềng răng trong các hoạt động ăn nhai, ăn uống hàng ngày sẽ cần hàm duy trì để tránh cho răng bị xô lệch, trở về lại vị trí ban đầu. Thời điểm đeo hàm duy trì chính là thời điểm người bệnh đã tháo mắc cài, thời điểm này hàm răng đã trở nên đều đặn, đạt tỉ lệ khớp cắn chuẩn, thẩm mỹ hơn nhưng chưa ổn định tại ví trí mới.

Tìm hiểu - Niềng răng phải đeo hàm duy trì bao lâu?
Niềng răng phải đeo hàm duy trì bao lâu*

Niềng răng phải đeo hàm duy trì trong bao lâu?

Thực tế, không có một mốc thời gian cụ thể nào các trường hợp niềng răng chỉnh nha, vì vậy niềng răng phải đeo hàm duy trì bao lâu sẽ được bác sĩ chỉ định tương ứng với mỗi người. Những người có xương hàm, răng yếu, phục hồi lâu thì thời gian đeo hàm duy trì sẽ lâu hơn, lên đến 6 tháng hoặc nhiều hơn.

Những trường hợp mà răng và xương hàm khỏe mạnh, hồi phục nhanh thì chỉ cần đeo hàm duy trì trong 1-3 tháng. Có những trường hợp vì răng quá yếu thì cần phải đeo hàm duy trì cả đời để bảo vệ răng không bị chạy lệch lạc.

Tìm hiểu - Niềng răng phải đeo hàm duy trì bao lâu?
Tùy theo tình trạng răng mà thời gian đeo hàm duy trì sẽ khác nhau*

Các loại hàm duy trì hiện nay

– Hàm nhựa trong suốt: Là một loại hàm được thiết kế bằng nhựa trong suốt, sát khít với khuôn hàm người bệnh. Tương tự như khay niềng răng trong suốt hoặc khay tẩy trắng răng, việc đeo hàm nhựa này cần đeo 24/24 để có kết quả tốt hơn. Việc vệ sinh răng miệng của hàm nhựa cũng dễ dàng hơn so với các loại hàm khác.

– Hàm cố định: Được làm bằng dây thép cố định vào mặt trong của răng cửa. Do hàm được thiết kế gắn cố định nên sẽ không thể tháo linh hoạt hay vệ sinh thuận tiện được.

Tìm hiểu - Niềng răng phải đeo hàm duy trì bao lâu?
Duy trì việc chăm sóc răng miệng thường xuyên*

– Hàm tháo lắp bằng kim loại: Cũng được thiết kế bằng kim loại nhưng khác với hàm cố định là có thể tháo ra được. Kết cấu kim loại chắc chắn nên giữ đúng vị trí của răng và xương hàm, được các bác sĩ khuyến khích người bệnh lựa chọn đối với trường hợp niềng răng không cần nhổ răng.

Niềng răng phải đeo hàm duy trì bao lâu phụ thuộc lớn và tình trạng răng miệng, vì vậy bạn cần đến nha khoa để bác sĩ xác định chính xác hơn. Hãy chọn cho mình một địa chỉ uy tín thực hiện niềng răng đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, cần duy trì chế độ vệ sinh răng miệng trong khi đeo niềng răng và đeo hàm duy trì để ngăn ngừa bệnh lý răng miệng, làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Niềng răng  Invisalign

Với những hàm răng lệch lạc, hô vẩu … thì việc lựa chọn một phương pháp chỉnh nha phù hợp là mối bận tâm hàng

Niềng răng lệch lạc
Niềng răng lệch lạc

Răng lệch lạc là một trong nhưng bệnh răng miệng thường gặp nhất ở nước ta nó không những khiến cho răng mất đi tính