NIỀNG RĂNG KHÔNG NHỔ RĂNG

< 148 Đề Thám, Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Tp.HCM >

Trồng răng cửa hàm trên nên áp dụng kỹ thuật nào?

Theo dõi tại:

Trồng răng cửa hàm trên đang là một trong những giải pháp hữu hiệu để phục hình chiếc răng cửa bị gãy hay bị mất. Bởi răng cửa là răng có nhiệm vụ thẩm mỹ cho toàn hàm, quyết định đến sự hài hòa và dễ nhìn của gương mặt nên khi nó xảy ra vấn đề, điều đầu tiên là cần phải phục hồi nguyên trạng. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành nha khoa hiện nay đã khiến cho người bệnh khó khăn trong việc chọn lựa phương pháp trồng răng cửa. Bài viết dưới đây sẽ là những thông tin cụ thể nhất về từng phương pháp mà bạn muốn biết.

Thông thường, khi nhắc đến trồng răng cửa người ta sẽ nghĩ ngay đến cấy ghép implant, làm hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ. Nhưng trên thực tế, việc chọn lựa các phương pháp cần phải dựa vào tình trạng răng như thế nào, mong muốn của người bệnh và điều kiện kinh tế. Mặc dù tại các nha khoa đã ứng dụng hết các dịch vụ trồng răng cửa hàm trên nhưng để biết giải pháp nào phù hợp, người bệnh cần phải đến trực tiếp thăm khám.

Trồng răng cửa hàm trên nên áp dụng kỹ thuật nào?
Trồng răng cửa hàm trên*

Vì sao cần phải trồng răng cửa hàm trên?

Như chúng ta đã biết, trồng răng cửa hàm trên rất cần thiết nếu không may bị mất răng, việc này giúp khôi phục lại các chức năng vốn có của răng cửa mà cụ thể là:

– Duy trì thẩm mỹ tối đa, vì răng cửa có thẩm mỹ cho toàn hàm nên khi răng bị mất sẽ làm giảm sút đi vẻ đẹp vốn có. Nếu không phục hình lại người bệnh sẽ tự ti khi giao tiếp, gây khó khăn trong công việc và cuộc sống hàng ngày.

Trồng răng cửa hàm trên nên áp dụng kỹ thuật nào?
Trồng răng cửa bằng hàm giả tháo lắp*

– Răng cửa còn có chức năng ăn nhai, cắn xé thức ăn, khi răng cửa mất cũng đồng nghĩa với chức năng ăn nhai suy giảm, phát âm ngọng nghịu, không rõ ràng.

– Các răng bên cạnh bị xô lệch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp cắn, làm cho tính ổn định củ răng trên cung hàm bị xáo trộn, không đều đặn, thẳng hàng.

Chính vì những lý do đó nên trồng răng cửa hàm trên luôn được các bác sĩ khuyến khích người bệnh thực hiện càng sớm càng tốt. Không nên kéo dài thời gian vì có thể dẫn đến hậu quả nặng nề.

Trồng răng cửa hàm trên bằng phương pháp nào?

Thực tế, mỗi phương pháp trồng răng sẽ có ưu nhược điểm khác nhau, tùy vào từng trường hợp của răng mà bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp. Tại các nha khoa uy tín, thường sẽ có 3 phương pháp chủ yếu sau:

– Trồng răng giả tháo lắp: Là loại hàm giả bằng nhựa, được phục hình tương tự như hàm răng thật, có thể tháo ra lắp vào tiện lợi. Đây là phương pháp có chi phí thấp nhất trong 3 phương pháp trồng răng cửa hàm trên. Nếu không chăm sóc đúng cách có thể làm phát sinh vi khuẩn vào hàm tháo lắp, lây lan qua răng miệng, dẫn đến bệnh lý nguy hiểm. Phương pháp này không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm cho người bệnh.

Trồng răng cửa hàm trên nên áp dụng kỹ thuật nào?
Cấy ghép implant cho răng cửa hàm trên*

– Làm cầu răng sứ: Là phương pháp trồng răng cửa hàm trên bằng cách dùng 2 răng thật kế bên răng bị mất làm trụ đỡ, tạo thành một cầu nối 3 răng sứ, thay thế cho vị trí răng đã mất. Cầu răng sứ có thể duy trì thẩm mỹ tốt, ăn nhai tốt nhưng vẫn không ngăn chặn được tiêu xương, cầu răng cũng không có sự bền chắc lâu dài.

– Cấy ghép implant: Là phương pháp có nhiều ưu điểm vượt trội, được nhiều người tin tưởng lựa chọn hiện nay. Trụ implant sẽ được cắm trực tiếp vào xương hàm, thay thế chân răng và thân răng nên ngăn chặn được tiêu xương hàm. Không những thế còn thực hiện tốt nhiệm vụ ăn nhai, thẩm mỹ trong thời gian lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn nếu chăm sóc đúng cách.

Ở 3 phương pháp trên, các chuyên gia nha khoa luôn khuyến khích người bệnh chọn cấy ghép implant để phục hình được tối đa răng bị mất. Mặc dù chi phí cấy ghép răng cao hơn 2 phương pháp còn lại nhưng nếu xét về độ bền, tuổi thọ thì răng implant tốt hơn rất nhiều. Bạn nên đến nha khoa uy tín thăm khám để bác sĩ chẩn đoán tình trạng răng, sau đó có những chỉ định phù hợp.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thời gian niềng răng mất bao lâu
Bọc răng sứ thẩm mỹ

Ngày nay, phục hình nha khoa không chỉ giúp thay thế vi trí răng đã mất và còn yêu cầu về phương diện thẩm mỹ.