NIỀNG RĂNG KHÔNG NHỔ RĂNG

< 148 Đề Thám, Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Tp.HCM >

Trồng răng giả có niềng được không? Lý giải từ nha khoa

Theo dõi tại:

Trồng răng giả có niềng được không? Hiện nay, nhu cầu trồng răng giả phục hình răng bị mất đã và đang nhận được nhiều sự quam tâm của khách hàng. Hầu hết các nha khoa đều đã áp dụng phương pháp này để đáp ứng tối đa nhu cầu của người bệnh. Bên cạnh đó, các phương pháp nha khoa thẩm mỹ như niềng răng chỉnh nha, tẩy trắng răng cũng được tiến hành song song với trồng răng. Điều này đã khiến cho nhiều người băn khoăn về việc trồng răng giả rồi có thể niềng răng không?

Đã có nhiều trường hợp thực hiện trồng răng giả rồi nhưng vẫn mong muốn hàm răng đều đẹp hơn bằng cách tiến hành niềng răng. Tuy nhiên, rất ít trường hợp được bác sĩ chỉ định niềng răng cho răng giả, không những không mang lại hiệu quả cao mà còn gây ra những sai lệch nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của hàm răng. Vì vậy, những lý giải của chuyên gia dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc trồng răng giả có niềng được không?

Trồng răng giả có niềng được không? Lý giải từ nha khoa
Trồng răng giả có niềng được không*

Trồng răng giả có niềng được không?

Thực tế, trồng răng giả có thể niềng được nhưng phải phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Người bệnh phải thăm khám kỹ lưỡng, chụp X-quang xương hàm và răng thì mới biết chính xác được. Nếu như mão răng sứ là đơn lẻ thì có thể niềng răng bằng cách dịch chuyển mão sứ và cùi răng về đúng vị trí trên cung hàm. Hoặc, khi trồng răng liền kề thì cũng có thể niềng răng nhưng cần phải sử dụng phương pháp nha khoa hiện đại để tránh biến chứng nguy hiểm.

Trồng răng giả có niềng được không sẽ cần phải cân nhắc nếu người bệnh trồng răng sứ toàn hàm, bởi trước khi trồng bác sĩ đã sắp xếp các răng đều đặn rồi. Ngoài ra, đối với cầu răng sứ và cấy ghép implant, do răng giả đã được cố định trên cung hàm thì không thể tháo rời hay dịch chuyển. Do đó, niềng răng không mang lại hiệu quả đói với các trường hợp này.

Trồng răng giả có niềng được không? Lý giải từ nha khoa
Niềng răng khi răng giả là mão sứ đơn lẻ*

Khi răng giả đủ điều kiện để niềng răng, trước khi gắn dây cung, mắc cài bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng keo dính để tạo độ bám trên bề mặt răng. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ cần cẩn trọng để tránh làm răng giả bị mẻ vỡ, ảnh hưởng đến cùi răng hay chân răng implant. Muốn biết rõ tình trạng răng miệng của mình, bạn cần đến trực tiếp nha khoa thăm khám, dựa trên số răng giả đã trồng cũng như phương pháp trồng răng giả mà bác sĩ sẽ chỉ định có thể niềng răng hay không.

Khi nào nên trồng răng giả? Khi nào nên niềng răng?

Bên cạnh lý giải trồng răng giả có niềng được không, các chuyên gia nha khoa còn muốn tư vấn thêm cho người bệnh về các trường hợp trồng răng hoặc niềng răng thích hợp nhất. Khi bị mất răng, phục hình răng bị mất là điều cần thiết để phục hồi ăn nhai và duy trì thẩm mỹ cho hàm răng. Quy trình trồng răng giả không phức tạp, diễn ra nhanh chóng nhưng cần bác sĩ phải có kỹ thuật cao mới tiến hành hiệu quả được.

Hiện nay, có 3 phương pháp trồng răng giả đó là cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp và cấy ghép implant. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng trường hợp mất răng. Nhưng trong số đó, cấy ghép implant vẫn được xem là phương pháp nổi trội hơn khi trụ titan thay thế chân răng bị mất, ngăn chặn được tiêu xương và có thể duy trì vĩnh viễn.

Trồng răng giả có niềng được không? Lý giải từ nha khoa
Trồng răng giả bằng hàm giả tháo lắp*

Đối với niềng răng, được chỉ định khi người bệnh sở hữu hàm răng sai lệch, mọc khấp khểnh, răng hô móm, sai khớp cắn ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Các phương pháp niềng răng ngày càng được cải tiến, từ niềng răng mắc cài đến niềng răng trong suốt nên người bệnh có thể dễ dàng lựa chọn tùy theo sở thích, điều kiện kinh tế của mình.

Trồng răng giả có niềng được không không phải là điều quá khó để xác định, chỉ cần đến trực tiếp nha khoa thăm khám, dựa vào kết quả đó bác sĩ sẽ trả lời cho bạn cụ thể. Trồng răng giả và niềng răng đều có vai trò phục hình thẩm mỹ hàm răng rất cao, giúp người bệnh ăn nhai thuận lợi. Nhưng nếu muốn kết hợp cả 2 phương pháp, cần phải tham khảo sự tư vấn của bác sĩ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN