Các bậc phụ huynh ai cũng mong muốn con mình sở hửu khuôn mặt khả ải. “Cái răng cái tóc là vóc con người”, họ hiểu điều này rất rõ vì vậy mà càng ngày các bậc làm cha làm mẹ càng quan tâm nhiều hơn tới sự phát triển hàm răng của trẻ. Trong quá trình đó, nhiều cha mẹ không biết được rằng hàm răng có thể phát triển lệch lạc nếu như trẻ hình thành một số thói quen xấu. Các thói quen này có thể gây ra tình trạng hô, móm… không những ảnh hưởng tới diện của trẻ, gây khó khăn trong quá trình giao tiếp, mà quan trọng là ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai của trẻ.
Thói quen xấu ảnh hưởng đến răng của bé
Theo Bác Sĩ Nguyễn Quang Tiến tại trung tâm nha khoa Đăng Lưu một số thói quen ảnh hưởng đến sự phát triển răng của bé mà bậc cha mẹ cần sớm phát hiện và chỉnh sửa ngay cho trẻ như:
Thói quen mút tay
Động tác mút tạo ra một áp lực âm trong khoang miệng, môi và má sẽ ép vào làm hẹp cung hàm, đồng thời làm răng cửa trên mọc chìa ra trước, răng cửa dưới nghiêng vào trong, hai hàm cắn không khít. Mức độ lệch lạc răng tỷ lệ thuận với số giờ trẻ mút tay mỗi ngày, đặc biệt những trẻ mút tay suốt đêm khi ngủ thì nguy cơ răng mọc lệch lạc càng cao.
Tật thở miệng
Thường gặp ở những trẻ có bệnh về mũi, viêm mũi dị ứng, bệnh khiến cho trẻ khó thở mũi và tạo nên thói quen thở miệng. Thở miệng sẽ làm chobệnh nhân dễ bị sâu răng hơn, có nhiều răng sâu hơn bình thường, vì thở miệng làm khô nước bọt, khô miệng sẽ làm hơi thở hôi, răng ở tình trạng không có nước bọt để rửa sạch sẽ dễ bị sâu và mức độ sâu phát triển nhanh và trầm trọng hơn.
Bạn có thể quan tâm:
có nên bọc răng sứ thẩm mỹ không
Thói quen đẩy lưỡi
Đẩy lưỡi mỗi khi nuốt điển hình kéo dài khoảng 1 giây, không đủ thời gian gây ảnh huởng lên sự lệch lạc của răng. Tuy nhiên, nếu đẩy lưỡi của bệnh nhân và có tư thế nghỉ về phía trước, thời gian kéo dài có thể làm sai vị trí của răng..
Tật cắn môi
Trẻ em thường có thói quen như bú ngón tay, cắn môi dưới, làm nhóm răng cửa trên nhô ra,cắn không khít, trẻ phát âm không chuẩn.
Tật cắn móng tay, cắn kẹp tóc ở bé gái
Hậu quả của nó là các răng cửa cắn không khít, bị mòn dần, men răng bị mẻ. Răng sẽ bị mất thẫm mỹ.
Tật ôm gối ngủ
Nếu bé có thói quen ôm gối ngủ và tựa đầu nghiêng một bên cũng làm cho cằm bất cân xứng, lép một bên mặt và cằm.
Dinh dưỡng
Thiếu canxi có thể khiến cho xương hàm phát triển không đầy đủ dẫn tới sự tiếp khớp giữa hai hàm không khít. Ngoài protid, phospho, các vitamin D, K, C và một số nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm, mangan, magie cũng tham gia và tác động ảnh hưởng đến tế bào xương.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tại nha khoa chúng tôi. Mọi boăn khoăn bạn có thể liên hệ để được bác sỹ nha khoa giải đáp cho nhé.
ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN BÁC SĨ GỌI LẠI NGAY