NIỀNG RĂNG KHÔNG NHỔ RĂNG

< 148 Đề Thám, Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Tp.HCM >

Niềng răng gây hôi miệng – Nguyên nhân và cách xử lý

Theo dõi tại:

Niềng răng gây hôi miệng rất thường gặp, khiến người bệnh gặp nhiều trở ngại trong việc giao tiếp hàng ngày. Bởi niềng răng có thời gian lâu dài nên việc hôi miệng ảnh hưởng rất nhiều trong sinh hoạt, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số bệnh lý, vi khuẩn lây lan nhanh thành sâu răng, kết quả chỉnh nha suy giảm. Vậy, nguyên nhân của điều này là do đâu? Có cách nào để khắc phục nhanh chóng hay không?

Hôi miệng là bệnh lý có nhiều nguyên nhân thực thế, hôi miệng do sâu răng, do viêm lợi, do viêm nha chu, thậm chí có trường hợp hôi miệng do làm răng sứ hoặc niềng răng. Một khi đã mắc phải tình trạng này, việc ảnh hưởng đến giao tiếp, cuộc sống hàng ngày của người bệnh là điều dễ hiểu. Đặc biệt, trong quá trình niềng răng nếu phát hiện hôi miệng, hơi thở có mùi thì nên đến ngay nha khoa để khám và điều trị.

Niềng răng gây hôi miệng - Nguyên nhân và cách xử lý
Niềng răng gây hôi miệng do vệ sinh không đúng cách*

Nguyên nhân niềng răng gây hôi miệng

Hôi miệng thường được gọi là kỵ khí, kỵ khí này sinh ra các hợp chất lưu huỳnh, có mùi hôi khó chịu. Tình trạng hôi miệng xuất hiện là do vi khuẩn hình thành ở mảng bám trong kẽ răng, lưỡi và họng tạo ra loại khí có mùi hôi. Những người bị sâu răng, viêm tủy, viêm nướu,…thường rất dễ bị hôi miệng.

Niềng răng gây hôi miệng có nhiều nguyên nhân, ngoài các nguyên nhân trực tiếp như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu, sử dụng chất kích thích thì niềng răng cũng có nguyên nhân gián tiếp đó là vệ sinh răng miệng không đúng cách. Niềng răng mặt trong được biết đến là quá tình dùng khí cụ nha khoa gắn lên răng, giúp di chuyển răng về đúng vị trí, điều chỉnh lại gương mặt cân đối, hài hòa hơn.

Niềng răng gây hôi miệng - Nguyên nhân và cách xử lý
Mùi hôi khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày*

Một quy trình niềng răng thường kéo dài từ 12-36 tháng, tùy vào tốc độ di chuyển của răng cũng như mức độ lệch lạc của răng. Chính vì thời gian lâu nên sẽ gây bất tiện cho việc ăn uống, vệ sinh hàng ngày. Thức ăn dễ bám vài mắc cài, kẽ răng gây vi khuẩn, mảng bám tích tụ nhiều gây hôi miệng. Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng niềng răng gây hôi miệng, cần phải tuân thủ chế độ chăm sóc răng và mắc cài đúng cách của bác sĩ.

Chữa niềng răng gây hôi miệng bằng mẹo dân gian

Khi nhận thấy tình trạng hôi miệng xuất hiện, nếu không có cảm giác ê buốt, đau nhức răng thì người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian ngay tại nhà sau đây:

– Súc miệng bằng lá bạc hà: Từ lâu, bạc hà đã được coi là nguyên liệu có tính the mát, khử mùi mạnh. Việc sử dụng lá bạc hà để súc miệng cũng là mẹo hữu hiệu để giảm bớt mùi hôi miệng. Hãy rửa sạch lá bạc hà, cho vào nồi đun sôi với nước rồi tắt bếp, để nguội, dùng để súc miệng mỗi ngày sau khi ăn.

Niềng răng gây hôi miệng - Nguyên nhân và cách xử lý
Lá bạc hà có tính the mát loại bỏ mùi hôi*

– Súc miệng bằng dầu dừa: Niềng răng gây hội miệng sẽ không còn là nỗi lo nếu áp dụng dầu dừa để loại bỏ mùi khó chịu, diệt khuẩn, đánh bay mảng bám hiệu quả. Mỗi lần sau khi ăn, hãy lấy 1-2 thìa dầu dừa để súc miệng, mảng bám, vi khuẩn sẽ dần bong ra hết, mùi hôi miệng cũng giảm hẳn.

– Chữa hôi miệng bằng quế: Quế chứa thành phần aldehyde cinnamic có khả năng điều trị hôi miệng nhanh chóng. Lấy nột quế cho vào nước rồi đun sôi, gạn lọc lấy phần nước để súc miệng hàng ngày, thực hiện thường xuyên để có hơi thở thơm mát.

Chữa niềng răng gây hôi miệng chuyên khoa

Với các mẹo dân gian chữa niềng răng gây hôi miệng ở trên, mặc dù có hiệu quả nhưng không thể nào làm sạch hết vi khuẩn và chữa khỏi bệnh lý mà răng miệng đang mắc phải. Khi áp dụng các cách trên mà vẫn không thuyên giảm, cần đến ngay nha khoa để bác sĩ chỉ định cách chữa trị tốt nhất. Đối với nguyên nhân gây hôi miệng là do bệnh lý, bác sĩ sẽ điều trị bệnh cho đến khi hết hẳn mới tiến hành niềng răng tiếp tục.

Niềng răng gây hôi miệng - Nguyên nhân và cách xử lý
Nên có chế độ chăm sóc răng khi niềng đúng*

Bên cạnh đó, các cách vệ sinh răng miệng trong quá trình niềng răng như chải răng hàng ngày sau khi ăn kết hợp với chỉ nha khoa cùng nước súc miệng. Hạn chế ăn uống các thực phẩm chứa nhiều đường, nước có gas và thức ăn chứa nhiều tinh bột. Bởi các thực phẩm này đều có thể gây hôi miệng, tồn đọng vi khuẩn, mảng bám. Niềng răng gây hôi miệng sẽ được khắc phục hiệu quả khi bạn thăm khám cụ thể tại một địa chỉ uy tín.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Niềng răng không mắc cài

Tình trạng hô móm hay răng mọc lệch lạc, lộn xộn luôn khiến bạn luôn tự ti, mặc cảm? Niềng răng không mắc cài là