NIỀNG RĂNG KHÔNG NHỔ RĂNG

< 148 Đề Thám, Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Tp.HCM >

Niềng răng bị lòi chân răng có nguy hiểm không? Cách xử lý

Theo dõi tại:

Niềng răng bị lòi chân răng rất hiếm khi xảy ra nếu người bệnh tiến hành tại địa chỉ nha khoa uy tín. Bởi niềng răng thực chất là một phương pháp an toàn, các khí cụ được gắn lên bề mặt răng để tạo lực kéo giúp di chuyển răng về đúng vị trí. Vì vậy, không làm xâm lấn hay tổn thương đến mô nướu xung quanh răng. Tuy nhiên, khi kỹ thuật niềng răng không chuẩn xác, bác sĩ không có chuyên môn cao thì một số rủi ro như lòi chân răng, hóp má, lệch hàm,…vẫn có thể xảy ra.

Lòi chân răng là tình trạng nướu xung quanh chân răng bị tụt xuống, để lộ phần chân răng và ngà răng. Đây là tình trạng không hiếm gặp đối với những người có vôi răng lâu năm hoặc bị viêm nha chu trong thời gian dài. Còn với niềng răng, lòi chân răng là tình trạng mới mẻ, rất ít gặp phải nên gây nhiều thắc mắc cho người bệnh. Vậy niềng răng bị lòi chân răng có nguy hiểm không? Niềng răng đau cỡ nào nếu chân răng bị lòi ra? Nên xử lý như thế nào để bảo vệ răng miệng?

Niềng răng bị lòi chân răng có nguy hiểm không? Cách xử lý
Niềng răng bị lòi chân răng rất hiếm gặp*

Niềng răng bị lòi chân răng do đâu?

Hầu hết, các bác sĩ nha khoa trước khi tiến hành niềng răng đều khuyến cáo những rủi ro có thể gặp phải trong và sau khi chỉnh nha. Nếu chăm sóc răng miệng không đúng cách hoặc kỹ thuật không chính xác có thể dễ dàng dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả niềng răng cho người lớn. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp niềng răng bị lòi chân răng hoặc một số biến chứng khác mà nguyên nhân là do:

– Cao răng: Đối với bình thường, người bệnh luôn được bác sĩ khuyến khích nên đến nha khoa lấy cao răng định kỳ từ 3-6 tháng/lần để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn gây hại trên răng. Nếu trước khi niềng răng, bác sĩ không tiến hành vệ sinh răng miệng, không loại bỏ hết cao răng thì rất có thể sau khi gắn mắc cài trong thời gian dài, cao răng tích tụ ngày càng nhiều, gây viêm lợi, viêm nướu làm nướu bị tụt xuống dưới dẫn đến lòi chân răng.

Niềng răng bị lòi chân răng có nguy hiểm không? Cách xử lý
Chân răng bị lòi do nướu bị tụt xuống dưới*

– Lực kéo của khí cụ không phù hợp: Đây là nguyên nhân chủ yếu đối với tình trạng niềng răng bị lòi chân răng. Nếu nền răng yếu cộng với việc gia tăng lực siết của mắc cài không phù hợp khiến răng chịu một tác động quá lớn, điều này dẫn đến răng bị lung lay, tụt lợi nhanh chóng. Thậm chí, có trường hợp làm gãy răng gây hóp má. Nguyên nhân sâu xa của điều này chính là kỹ thuật cùng trình độ chuyên môn của bác sĩ kém, không xác định chính xác tình trạng răng và điều chỉnh lực kéo thích hợp.

– Vệ sinh răng miệng sai cách: Khí cụ trên răng gây vướng víu, khó chịu trong suốt quá trình niềng răng không chỉ trong ăn uống mà còn trong việc vệ sinh răng miệng. Nếu người bệnh không thực hiện đúng cách có thể làm vi khuẩn tích tụ dễ dàng hơn, gây viêm lợi, viêm nha chu, làm nướu lợi bị tụt xuống dưới.

Niềng răng bị lòi chân răng có nguy hiểm không?

Khi niềng răng bị lòi chân răng, nếu không được chữa trị sớm có thể gây ra những ảnh hưởng:

– Mòn cổ chân răng do phần lợị giúp bảo vệ răng không còn, chân răng tiếp xúc nhiều với tác nhân bên ngoài. Điều này khiến người bệnh thường xuyên chịu những cơn đau nhức kéo dài, đặc biệt là khi chải răng. Quá trình ăn nhai hàng ngày khiến lớp men răng nhanh chóng bị mòn, tạo nên những khoảng hở làm thức ăn bám vào gây bệnh lý sâu răng.

Niềng răng bị lòi chân răng có nguy hiểm không? Cách xử lý
Lòi chân răng khiến việc chải răng gặp ê buốt*

– Men răng bị mất, răng không còn được lớp ngà răng bảo vệ nên khi có kích thích nóng lạnh sẽ khiến tình trạng ê buốt nặng hơn.

– Niềng răng bị lộ chân răng còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm của hàm răng, tụt lợi làm cho răng dài ra, lợi ngắn hơn. Khi nhìn vào sẽ có cảm giác mất cân đối, không tạo được sự tự tin cho người sở hữu.

Xử lý niềng răng bị lộ chân răng như thế nào?

Khi phát hiện những bất thường như thường xuyên bị ê buốt, đau nhức lúc ăn nhai hay vệ sinh răng miệng bạn cần kiểm tra vùng lợi bằng cách soi gương. Nếu phát hiện tình trạng lòi chân răng mới chớm, có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà như súc miệng bằng dầu mè đun ấm, dầu dừa hoặc giảm đau bằng cách chườm đá, súc miệng bằng nước muối ấm. Thực hiện từ 1-2 tuần nếu không thấy tình trạng thuyên giảm, dấu hiệu đau nhức ngày càng tăng thì nên đến ngay nha khoa thăm khám.

Niềng răng bị lòi chân răng có nguy hiểm không? Cách xử lý
Súc miệng bằng nước muối ấm để loại bỏ vi khuẩn*

Bác sĩ tại nha khoa sẽ xác định nguyên nhân niềng răng bị lòi chân răng sau đó chỉ định cách xử lý phù hợp nhất. Để tránh được tình trạng này, bạn cần tìm đến một địa chỉ tin cậy ngay từ đầu, bác sĩ và chất lượng dịch vụ là điều đáng quan tâm hơn cả. Ngoài ra, trong khi niềng răng, nên có chế độ vệ sinh răng miệng và ăn uống hợp lý, tránh có những tác động gây hại đến răng miệng, ảnh hưởng đến lực kéo của mắc cài.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Niềng răng mắc cài inox
Niềng răng mắc cài inox

Niềng răng mắc cài inox là phương pháp niềng răng chỉnh nha hỗ trợ điều trị hiệu quả đối với các khuyết điểm như hô,