NIỀNG RĂNG KHÔNG NHỔ RĂNG

< 148 Đề Thám, Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Tp.HCM >

Mọc răng khôn khi mang thai có sao không

Theo dõi tại:

Mọc răng khôn khi mang thai có sao không? có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? làm thế nào khi mọc răng trong giai đoạn thai kì là những thắc mắc mà nhiều bà bầu thường băn khoăn, lo lắng khi gặp tình trạng này. Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé.

Răng khôn thường gây đau đớn và không ít phiền toái cho người bệnh. Nếu không có hướng điều trị, đôi khi răng còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh.

Mọc răng khôn khi mang thai có sao không ?

Những hướng mọc của răng khôn

Răng mọc đúng vị trí

Với những ai may mắn, răng khôn có đủ chỗ trống để trồi lên thì thường không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ răng miệng. Tuy nhiên quá trình mọc răng cũng khiến cho nướu bị sưng tấy, gây khó chịu bởi chân răng nhú lên từ từ, đâm vào nướu răng gây đau nhức, với trường hợp này bác sĩ chỉ cần cắt phần lợi trùm để răng có thể trồi lên bình thường là được.

Răng mọc ngầm, mọc lệch

Răng khôn là chiếc răng sau cùng và mọc khi đã trưởng thành, thông thường con người thường mọc răng khôn khi ở độ tuổi từ 18 – 25 tuổi nhưng cũng có trường hợp mọc muộn hơn so với độ tuổi trung bình này. Răng khôn mọc sau cùng trên cung hàm nên thường phải “nhường” bị vị trí cho những răng khác và không còn chỗ trống để có thể trồi lên. Chính vì không còn đủ chỗ trống để có thể trồi lên nên răng thường có xu hướng mọc ngầm, mọc lệch hoặc đâm nhang những răng kế cạnh để có thể trồi lên trên cung hàm, chính điều này đã gây ra những cơn đau buốt thường xuyên, viêm sưng nướu, sâu răng, răng lung lay hoặc mất răng,…

mọc răng khôn khi mang thai có sao không

mọc răng khôn khi mang thai có sao không

Những trường hợp này với người khoẻ mạnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh nhổ răng khôn nếu chiếc răng này gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khoẻ của người bệnh. Vậy mọc răng khôn khi mang thai có sao không? Tuy nhiên, với trường hợp phụ nữ đang trong giai đoạn thai kì, bạn không nên nhổ răng khôn bởi điều này có thể gây viêm nhiễm, nhiễm trùng huyết và ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Trường hợp nếu bạn cảm thấy đau nhức khi mọc răng khôn, bạn nên đến các bác sĩ chuyên khoa để có thể thăm khám kiểm tra và cho lời khuyên hợp lí cũng như hướng điều trị phù hợp. Nên nhớ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Mọc răng khôn khi mang thai có ảnh hưởng không?

Để hạn chế tình trạng đau, nhức khi mọc răng khôn, bạn có thể áp dụng những mẹo nhỏ sau để có thể chăm sóc răng tại nhà, những phương pháp này không ảnh hưởng đến thai nhi, cũng không để lại tác dụng phụ nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi áp dụng.

Dùng nước muối ấm

Đây được xem là nguyên liệu an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng tại nhà. Nước muối có tác dụng diệt khuẩn, giảm đau tốt, giúp các cơn đau có thể tạm thời chấm dứt và giữ vệ sinh răng miệng. Bạn nên dùng nước muối khoảng 2, 3 lần/ ngày.

Chườm nước đá

Với những trường hợp người bệnh cảm thấy đau buốt có thể dùng nước đá để chườm vào vùng có răng bị đau để làm giảm cảm giác đau, sưng do răng khôn mọc gây ra.

Mọi thắc mắc về dịch vụ tại nha khoa chúng tôi bạn sẽ được tư vấn cụ thể khi liên lạc hoặc đến trực tiếp để điều trị. Nha khoa còn rất nhiều dịch vụ khác nên bạn yên tâm khi đến điều trị. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ chúng tôi. Chúc bạn ngày càng xinh đẹp và có được một hàm răng khỏe mạnh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN