NIỀNG RĂNG KHÔNG NHỔ RĂNG

< 148 Đề Thám, Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Tp.HCM >

Lịch sử răng giả

Theo dõi tại:

Với nhu cầu ngày càng cao về điều trị cũng như tính thẩm mỹ đối với các trường hợp gãy răng, mất răng thì phương pháp trồng răng giả đang rất được ưa chuộng. Nhưng có mấy người biết được về lịch sử hình thành của chiếc răng giả, bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu về thông tin thú vị này.

Lịch sử răng giả

Lịch sử răng giả

Lịch sử răng giả

Răng giả đã được người Ai Cập và Nam Mỹ sử dụng từ thời xa xưa, được làm từ ngà voi, gỗ hoặc vỏ sò. Đến nay, răng giả đã được cải tiến chất lượng đến mức khỏe và bền không kém gì răng thật.

Khi một chiếc răng bị nhổ đi, những chiếc răng bên cạnh và đối diện có nguy cơ bị xô lệch. Mất một chiếc răng có thể dẫn đến việc mất nhiều chiếc răng khác, giảm chức năng nhai của cả một cung hàm hoặc khiến các răng còn lại bị sâu.

Việc thay thế những chiếc răng bị mất bằng cách gắn một vật sâu vào xương hàm không phải là điều mới lạ. Khảo cổ học cho thấy người Ai Cập và người Nam Mỹ cổ xưa đã thay thế những răng thật bị mất bằng ngà voi, vỏ sò hoặc gỗ mài nhỏ. Thế kỷ 18, y học cũng có ghi nhận vài trường hợp ghép răng của những người cho tặng.

Khi y học bắt đầu chính thức sử dụng răng giả, bộ phận thay thế này đa phần được làm từ nhựa. Ưu điểm của nó là rẻ, màu sắc đẹp, thời gian phục hình nhanh; nhưng lại dễ bị ôxy hóa, chóng mòn, gãy và đổi màu.

Tiếp đó, người ta chuyển sang chuộng loại răng giả bằng kim loại (inox). Bền, khả năng chịu lực cao, ít biến dạng, dễ sử dụng là ưu điểm của nó. Nhưng vì răng có màu kim loại nên ít tính thẩm mỹ, lại khó vệ sinh răng miệng và giá thành cao.

Một thời gian sau, những người không được trời phú cho hàm răng chắc khỏe đã yêu cầu nha sĩ “dựng” cho họ những chiếc răng giả bằng sứ. Sứ có độ cứng cao, ít mài mòn, dùng được lâu dài. Những chiếc răng giả kiểu này trông như thật, không đổi màu, không ngấm nước bọt nên không gây hôi miệng. Tại thời điểm đó và cho đến tận bây giờ, sứ vẫn được xem là vật liệu ưu việt nhất.

Lịch sử răng giả

phương pháp điều trị dùng cầu răng và hàm giả

Trong suốt một thời gian dài, phương pháp điều trị cho những người bị mất răng vẫn là dùng cầu răng và hàm giả. Để có chỗ tựa cho răng giả, khi làm cầu răng, nha sĩ phải mài nhỏ các răng lành bên cạnh, khiến chúng bị chết tủy, giảm tuổi thọ. Còn nếu làm hàm giả, người trồng răng phải chịu đựng cảm giác vướng víu, khó chịu, thậm chí là đau đớn, gây khó khăn cho việc nhai. Hàm giả không hoàn toàn vừa khít có thể khiến người mang nó phát âm không chuẩn. Việc vệ sinh cho nó cũng khá phức tạp.

Gần đây, các nha sĩ áp dụng một kỹ thuật tiên tiến mang tên “Cấy Ghép Răng Nha Khoa” (Dental Implant) và phương pháp này nhanh chóng được ưa chuộng. Một chốt nhỏ bằng titan sẽ được dùng để thay thế chân răng đã mất. Sau khi tiêm thuốc gây tê tại chỗ, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng cắm chốt vào xương hàm mà không hề gây ra đau đớn.

Mọi thắc mắc hãy chia sẽ với chúng tôi để được tư vấn và giải quyết nhé. Chúc quý khách hàng có một ngày làm việc thành công và vui vẻ.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN