NIỀNG RĂNG KHÔNG NHỔ RĂNG

< 148 Đề Thám, Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Tp.HCM >

Các loại thuốc súc miệng

Theo dõi tại:

Sự phát triển của ngành y cũng như công nghệ giúp chúng ta tìm ra nhiều hơn những chế phẩm hỗ trợ quá trình chăm sóc răng miệng được hiệu quả hơn, trong đó phổ biến nhất phải nói đến là các loại thuốc súc miệng. Hầu hết các loại thuốc súc miệng trên thị trường hiện nay có thành phần chính là acid boric . Chất này có tác dụng sát trùng nhẹ tại chỗ, kìm khuẩn và kìm nấm yếu. Không dùng nó cho trẻ dưới 2 tuổi. Nhưng nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy, ban đỏ, ngứa.

Các loại thuốc súc miệng
Nước súc miệng có tác dụng đánh bay mảng bám đem lại hơi thở thơm mát

Các loại thuốc súc miệng

Thuốc có loại pha chế dùng ngay (thường sử dụng trong bệnh viện) , có loại được pha chế thành dung dịch đậm đặc, khi dùng bệnh nhân mới pha loãng theo một tỷ lệ qui định. Và có cả dạng thuốc bột.

Thuốc thường được pha chế bằng cách hòa tan hay phân tán dược chất (như Natri hydrocacbonat, Natri borat, Menthol…) vào nước. Ngoài dược chất, người ta còn cho thêm các chất ổn định độ pH để dung dịch trung tính, ít gây kích ứng; hoặc các chất thơm có tác dụng sát trùng như tinh dầu quế, bạc hà. Để cho dễ ngậm, có nơi cho thêm mật ong, sirop đơn…

Các loại thuốc súc miệng

Các loại thuốc súc miệng

Các dược chất thường được dùng trong thuốc súc miệng như:

1. Acid Boric: Có tác dụng sát trùng nhẹ tại chỗ, kìm khuẩn và kìm nấm yếu. Khi dùng thuốc súc miệng có acid boric cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Tỷ lệ pha chế là 2-4%.

– Thuốc được hấp thu qua niêm mạc, không thấm qua da nguyên vẹn.

– Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.

– Có thể gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy, ban đỏ, ngứa.

2. Bạc hà: Dùng tại chỗ, tinh dầu bốc hơi nhanh, gây tê tại chỗ, dùng trong các bệnh ngoài da, bệnh về tai mũi họng. Cần nhớ tinh dầu có thể gây ức chế ngừng thở, ngừng tim nên phải hết sức cẩn thận khi dùng các chế phẩm có tinh dầu bạc hà và menthol cho trẻ nhỏ, nhất là các cháu mới sinh.

3. Hương nhu.

4. Quế: Tinh dầu quế có tác dụng sát trùng mạnh, thường được cho một tỷ lệ thích hợp vào thuốc súc miệng để làm thơm và tăng sự bài tiết.

5. Đinh hương: Tinh dầu đinh hương có tác dụng sát trùng mạnh, dùng làm thuốc tê và diệt tủy răng.

Các loại thuốc súc miệng

Nên kết hợp dùng nước súc miệng với chải răng và dùng chỉ nha khoa

Các loại thuốc súc miệng có tác dụng sát trùng răng, miệng, họng, chữa viêm họng, viêm lợi, phòng ngừa sâu răng, khử mùi hôi tanh sau bữa ăn. Mỗi lần dùng 20-30 ml, ngày 2-3 lần. Những lưu ý khi sử dụng:

– Đọc kỹ hướng dẫn. Chỉ súc miệng, không được nuốt, để xa tầm tay trẻ em.

– Trước khi dùng cần xem chai thuốc có bị vẩn đục không? Nếu vẩn đục thì không được dùng.

– Chú ý hạn dùng in trên chai thuốc. Không dùng khi thuốc đã hết hạn.

– Không để gần các chai nước khoáng vì dễ bị lẫn và uống nhầm. Nếu uống nhầm, cần đến ngay cơ sở y tế cấp cứu.

Khi đến nha khoa bạn sẽ được chuyên gia nha khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm thăm khám và đưa ra cách điều trị hiệu quả và an toàn cho bạn. Đến trung tâm chúng tôi bạn yên tâm về chi phí cũng như chất lượng. Chúc bạn có một ngày tốt lành và vui vẻ.

 

Phương pháp tẩy trắng răng hiện đại sẽ giúp bạn nhanh chóng khắc phục tình trạng răng ố vàng. Vậy tẩy trắng răng bằng laser có hại không? Nha Khoa Đăng Lưu áp dụng kỹ thuật làm trắng răng mới, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 34 Phan Đăng Lưu, Phường 6, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Email: info@nhakhoadangluu.com.vn

Website: nhakhoadangluu.com.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bệnh nha chu là gì ?

Bệnh nha chu là một căn bệnh rất nguy hiểm đối với hàm răng , đó một dạng nhiễm trùng mô và các cấu trúc